TẠP CHÍ DIGITAL MEDIA
Tạp chí của những nhà kinh doanh thời @

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Mr. Johnny là ai ?


Họ tên: Trần Hoài Nam
Nickname: Mr. Johnny ( M.J )
Email: namtran.johny@gmail.com
Sở thích: Nghiên cứu Internet Marketing, du lịch, chơi thể thao, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm. 
Phương châm sống: " Sống để sẻ chia và trải nghiệm "
Trình độ: Tốt nghiệp ngành Quản trị Nhà Hàng - Khách Sạn - Resort trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng năm 2010 và ngành Hướng Dẫn Du Lịch trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du Lịch Nha Trang năm 2012. 
Nghề nghiệp: Làm tour guide cho tập đoàn du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Six Senses Ninh Van Bay kiêm tư vấn Marketing - PR. 

Tôi là nhà sáng lập kiêm điều hành dự án Tạp Chí Digital Marketing. Tôi lập dự án này với mục đích chia sẻ với mọi người về các giải pháp, công cụ hữu ích trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị số. Ngay cả đối với bản thân tôi, mặc dù đã có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp những giải pháp truyền thông tiếp thị, đặc biệt là Tiếp thị số nhưng vẫn cảm thấy còn nhiều điều cần phải học hỏi thêm bởi vì "không ai là hoàn hảo nếu chúng ta không chịu tiếp thu và cải tiến bản thân". Tôi là một người đam mê học hỏi và trải nghiệm đồng thời luôn luôn kết nối và học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị số như anh Richdad Lộc, chị Lê Thúy Hạnh, anh Vũ Việt Dũng, anh Đặng Đình Khanh, anh Vũ Trọng Thơ... 

Trên con đường xây dựng và phát triển dự án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, tôi rất mong nhận được sự khích lệ và ủng hộ từ phía độc giả, bạn bè, cộng sự - Sự ủng hộ của các bạn chính là động lực để tôi thực hiện mục tiêu của mình. 

Xin chân thành cảm ơn


Nha Trang, ngày 05/05/2012 


Trần Hoài Nam - Mr. Johnny ( M.J )

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

10 thủ thuật SEO

Tần suất viếng thăm cao của bọ tìm kiếm trên Website của bạn là dấu hiệu tốt của việc chỉ số hóa Website của máy tìm kiếm. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc tối ưu hóa Website cho máy tìm kiếm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 10 thủ thuật SEO nhằm tăng tần suất bọ tìm kiếm trên Website của bạn.

1. Cập nhật thường xuyên nội dung (và ping cho Google sau mỗi lần cập nhật). Hãy cố gắng tạo ra các nội dung duy nhất thường xuyên và đều đặn (3 lần một tuần nếu có thể nếu như bạn không thể cập nhật hàng ngày và tìm ra tần suất cập nhật tối ưu hóa)

2. Đảm bảo rằng máy chủ hoạt động tốt: Xem thống kê Google Webmaster tools để biết được những trang lỗi. Ngoài ra còn có 2 công cụ bạn có thể thử để tìm lỗi: Pingdomvà Mon.itor.us

3. Cải thiện thời gian tải trang (page load time): Chú ý rằng, bọ tìm kiếm hoạt đông với một quĩ thời gian nhất định. Nếu nó phải sử dụng thời gian để đánh chỉ số một số lượng lớn hình ảnh hoặc tài liệu PDFs thì nó sẽ dành ít thời gian để thăm các trang khác

4. Kiểm tra cấu trúc Website: Chắc rằng không có nội dung trùng lặp nào trên Website thông qua một liên kết URL khác. một lần nữa, nếu như Googlebot mất thời gian đánh chỉ số các trang trùng lặp nội dung này thì chắc chắn nó sẽ không có thời gian ghé thăm trang khác

5. Có thêm nhiều liên kết trỏ đến (backlink) từ các Website được bọ tìm kiếm ghé thăm thường xuyên

6. Điều chỉnh tần suất đánh chỉ số của bọ tìm kiếm trong Google Webmaster Tools - Công cụ Google cho quản trị Web

7. Thêm sơ đồ Website Sitemap. Về lý thuyết sơ đồ Website sẽ giúp bọ tìm kiếm xác định nhanh chóng cấu trúc, nội dung Website và từ đó nó có thể đánh chỉ số tốt toàn bộ Website. Tuy nhiên cũng có một số Webmaster để ý thấy rằng tần suất của bọ tìm kiếm giảm hẳn sau khi thêm Sitemap và họ khuyến cáo không nên sử dụng Sitemap. Đây là vấn đề đang được tranh luận khá sôi nổi trên các diễn đàn Webmaster

8. Đảm bảo rằng máy chủ Web trả về các HTTP Header Status chính xác. Và bạn đã tạo ra một trang error 404 riêng trong trường hợp không tìm được tệp tin hay thư mục trên Website. Việc các Http Header được trả về chính xác giúp bọ tìm kiếm hiểu được chuyện gì đang xảy ra và đó là cách giải thích rõ ràng nhất cho máy tìm kiếm trong trường hợp có lỗi;

9. Hãy sử dụng thẻ tiêu đề và thẻ Meta tags (ví dụ description hay keywords) duy nhất cho từng URL của Website

10. Theo dõi tần suất của bọ tìm kiếm Googlebot để xác định xem nội dung nó quan tâm và những vấn đề xảy ra nếu có

Công cụ thống kê hoạt động của bọ tìm kiếm ở Google webmaster tools

Highslide JS 

Thủ thuật SEO cho website mới 2011

Nếu nói về những thủ thuật SEO cho một website mới chắc nhiều bạn đã ngao ngán với vô số các bài đọc về việc làm sao để được index nhanh, làm sao để nhanh qua sandbox của Google ... Nhưng để hình dung một cách cụ thể những công việc cần phải làm cho một website mới hoàn toàn thì hầu như chưa mấy ai nói cụ thể về vấn đề này.
Hôm nay nhân đang lúc đang có tâm sự trong lòng, lại bị lên cơn lười chán làm việc cheeky, mình muốn viết một bài chia sẽ những kinh nghiệm mà bản thân mình thường áp dụng cho việc phát triển website mới. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với những webmaster mới còn ít kinh nghiệm.

1. Bước đầu tiền cho 1 website:

Khi mới hoàn thiện 1 website và chuẩn bị release phiên bản đầu tiên, phần lớn các bạn thường nghĩ đến việc làm sao để có nhiều thật nhiều backlink một cách nhanh nhất, làm sao để Google index cho nó nhanh ... Nhưng theo mình thì việc đầu tiên các bạn cần làm là quên ngay những suy nghĩ ở bên trên đi và tập trung vào hoàn thiện website hiện tại trước.
"Hoàn Thiện" xin đưa vào ngoặc kép và in đậm, mục đích là để các bạn chú ý vào đấy. Hoàn thiện ở đây gồm những công việc sau:
  • Kiễm tra các bugs lặt vặt như các lỗi font, nhảy trình duyệt, png ....
  • Tối ưu hóa tốc độ load website: bật cache, nén Css, tắt script ko cần thiết ...
  • Kiếm tra thật kĩ lại css để chánh các hidden text và các hidden link lỡ tay đặt vào website
  • Làm một cái sitemap "chuẩn": chuẩn là đây là đúng chuẩn rss 2, cấu hình ưu tiên url cụ thể ...
  • Verify với Google, Yahoo nếu là website chơi Google Adsense thì cho thêm thằng Bing. Đừng nghĩ chỉ có 1 mình Google đem về traffic nhé, trang tiếng anh của mình traffic chính là từ Yahoo & bing đấy.
  • Tạo tài khoản Google Analytics: cái này chắc ai cũng biết để làm gì.
Đấy trên là sơ sơ những vấn đề bắt buộc phải làm để hoàn thiện một website non.

2. Bước tiếp theo viết một vài bài cho ra hồn.

Khổ nhất với những website non là ở chỗ này, vì sau này già rồi thì có đi copy tí chút cũng chẳng sao cả. Nhưng mà còn non mà đã hóng hớt đi copy là bị bắt chết ngay.
Việc copy các nội dung từ website khác cho một website mới, tuy nói nghe nhẹ nhàng đơn giãn nhưng hậu quả nó để lại là rất nặng nề và gây nhiều "biến chứng" về sau.
Các search engine là những cái máy, những nó chẳng ngu đâu, nó khôn phết đấy. Bộ lọc nội dung của nó đủ khôn để biết được nội dung nào là mới và nội dung nào là các bố đi copy về. Nhưng website có nội dung copy thì được đưa vào dạngduplicate content, ở đây ko phải là nội dung trùng lặp trên cùng 1 website mà là website non này có nội dung trùng lặp với một website khác nhiều tuổi hơn. Với số lượng website lên đến hàng tỷ thì phần thắng thuộc vê ai thì ai cũng biết rồi, nói nữa thêm mõi mồm.
Đây là mới kể đến các search engine, còn người dùng mới ác. Nội dung bạn copy trang khác, tức là website bạn chẳng có gì đặc biết để kiến người dùng phải nhung nhớ mà quay lại hằng ngày. Người dùng Vietnam còn dễ tính, chứ người dùng nước ngoài thì nó liệt website của bạn vào danh sách những trang không cần vào cũng biết nội dung trong đấy là gì.
Nói chung chung các tác hại của nó là như thế, các bạn cần phải biết web non thì mình phải đầu tư. Chứ cứ ăn trực của thằng khác mãi thì ko ổn.

3. Bước tiếp theo là xây dựng các kênh vệ tinh.

Kênh vệ tinh ở đây là các sub-page trên các mạng xã hội điển hình: Facebook, Twitter là cần phải có, còn lại Linked, Sina, Sing, Quora ... thì tùy vào điều kiện "thổ nhưỡng" cũng như lượng người xem mà bạn tập trung vào.
Việc xây dựng sub-page hay fanpage thì đơn gian rồi ko cần phải nói, nhưng để xây dựng sao cho pro thì để có thêm tí tuổi rồi hẳng tính. Mình sẽ có vài bài nói về nó sau.
Vậy mục đích của việc này là gì và tại sao nó cần phải có. Rằng thì là nó như thế này, với xu thể hiện tại các directory đã chết nên việc website của bạn đạt độ tin tưởng cao hay thấp là phụ thuộc phần nhiều vào độ viral của website trên các mạng xã hội thông dụng. Đây là chân lý 2010-2011 đấy, ko phải mình bịa ra đâu.

4. Bước cuối cùng:

Cái này hơi cay đắng những cần phải nói cho nó ra vấn đề.
Bước này tốn tầm 1 tháng hoặc hơn tùy vào sức khỏe mỗi bạn. Công việc chính của nó là bạn quên cái công việc SEO đi và tập trung sàn lọc trên mạng những nguồn nội dung phù hợp với website của bạn, sau đó biên tập và đăng lên website thật đều đặn. Đều như vắt chanh ý, một tuần ít nhất 3 bài, bạn nào khỏe thì 5-10 bài, khỏe hơn thì ngày 3 bài cũng okay. Nhưng mà đừng có khỏe quá 5-10 bài/ngày là ko được đâu. Nguồn tài nguyên Google dành cho việc index nội dung trên website của bạn là ko đủ để nuôi số ấy.
Còn nếu bạn nào thuộc hàng siêu khỏe, thì tự biên tập tự viết lấy. Nội dung loại này thì đảm bảo 100% sẽ được index.
Trên là cụ thể 4 bước căn bản cần bắt buộc phải làm cho một website mới, nếu bạn có ý định thực sự đầu tư vào website của mình. Các bạn nên nhớ nếu bắt đầu tốt thì mọi việc sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều trong tương lai, hy vọng với bài viết này sẽ giup các bạn bắt đầu thật tốt.

Thủ thuật tạo back-link hiệu quả

Khi chúng ta thực hiện quy trình SEO thì Off-Page là một phần quan trọng, vì nó đóng vai trò cũng cố và gia tăng vị trí xếp hạng của từ khóa trên SERPs. Đối với Seoers khi làm SEO, việc xây dựng back-link làm sao cho đạt hiệu quả và chất lượng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. 

Nhưng không phải ai cũng nắm được kỹ thuật xây dựng back-link hiệu quả. Đôi khi có những điều rất nhỏ trong việc xây dựng back-link cần phải lưu ý mà không phải Seoers nào cũng nhận ra.


tao back-link hieu qua


Và chúng tôi đang muốn đề cấp đến những điều rất nhỏ đó…..

Có thể nói Forum là một nguồn xây dựng back-link phổ biến hiện nay với hầu hết Seoers trong quy trình Off-page. Chúng ta thường vào các Forum góp ý hay tranh luận một vấn đề gì đó sôi nổi và không quên để lại một back-link dưới dạng anchor text thật khéo léo trong các bài viết của mình.

Hoặc một cách thông thường và dễ làm nhất là tạo cho mình một chữ ký (Signature) có chứa back-link dưới dạng những anchor text chứa những từ khóa đang làm SEO.

Tạo back-link được Google đánh giá cao là điều rất cần thiết đối với Seoers, nhưng trước hết back-link đó phải có giá trị.

Khi muốn tham gia một Forum và đóng góp bài viết, việc đầu tiên cần làm là phải đăng ký thành viên. Sau khi đăng ký và đăng nhập thành công, bạn sẽ có đủ quyền của một member và có thể thay đổi “chữ ký” hoặc chèn trực tiếp back-link dưới dạng anchor text chứa từ khóa vào bài viết của mình.


cach tao back-link hieu qua

Hình 1 : Back-link ở trạng thái “Đăng nhập”

Đây là điều quá đơn giản, chỉ với một chút kiến thức về Internet thì bất cứ Seoers nào cũng có thể làm được một cách dễ dàng. 

Vậy khi “không đăng nhập” thì những back-link bạn vừa tạo sẽ được hiển thị như thế nào?

Và dưới đây sẽ là kết quả mà bạn đang chờ đợi được thấy  “Only admins are allowed to see this link”  

Hoặc đôi khi bạn sẽ thấy “You must be registerd and logged in to see this link” ở một số Forum khác. 


cach tao back-link hieu qua

Hình 2 : Back-link ở trạng thái “Chưa đăng nhập”

Với những gì vừa nhìn thấy, bạn có suy nghĩ gì khi xây dựng back-link tại các forum? 

Đây là một ví dụ cụ thể để các Seoers khi tạo back-link cần chú ý, một số Forum khi ta “không đăng nhập thì những back-link vừa tạo ra vẫn được hiển thị một cách bình thường và giữ nguyên giá trị liên kết.

Nhưng với môt số Forum giống như trên thì điều này hoàn toàn bị loại bỏ, vì những back-link dưới dạng anchor text chứa các từ khóa sẽ được thay thế bằng những dòng thông báo từ Forum và mất đi giá trị liên kết mà các Seoers mong muốn (Hình 2).

Từ tất cả những điều nói trên, có thể các bạn sẽ nhìn nhận vấn đề này thật đơn giản đúng không? 

Thế nhưng chính vì đơn giản dẫn đến việc một số Seoers khi làm SEO thường không chú ý đến nó, và tôi tin chắc điều này vẫn đang xảy ra cho đến khi các bạn đọc bài viết này. 


tao back-link hieu qua


Lời khuyên từ CTITXây dựng back-link từ các nguồn Forum chất lượng sẽ rất có ích trong một chiến dịch SEO , đó là một yếu tố quan trọng làm thay đổi và cũng cố thứ hạng của những từ khóa trên các SERPs. Nhưng để khi nhận được kết quả đó hãy chắc chắn 1 điều rằng: “Trước hết những back-link của bạn thật sự tồn tại và có giá trị.”

Một số thủ thuật SEO

Một số thủ thuật SEO
Hiện giờ bạn đã và đang đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việt tạo một website, bạn muốn chắc rằng người ta tìm ra nó. Làm thế nào để đạt được điều đó?

Cỗ máy tìm kiếm xếp hạng nội dung như thế nào?

Khi bạn tìm gì đó trên Internet, bạn có thể vào trang tìm kiếm (máy tìm kiếm) yêu thích và gõ một vài từ khóa. Rồi thì bạn có thể chọn ngay trang web đầu tiên hiển thị trong danh sách và tìm trong đó như thể là nó đã cung cấp thông tin bạn mong muốn. Vị trí của mỗi trang web trong danh sách này phụ thuộc vào "thứ hạng" của nó đối với máy tìm kiếm.

Hầu hết những máy tìm kiếm xếp hạng một trang web dựa vào vị trí và sự xuất hiện thường xuyên của từ khóa trên trang đó so với từ khóa được gõ vào ô tìm kiếm. Máy tìm kiếm thường tìm vị trí của từ khóa trong tiêu đề trang web, từ khóa ở thẻ meta (meta tag), chữ hiển thị trên trang và phần mô tả (description) của thẻ meta.

Một vài mẹo giúp nâng cao thứ hạng của trang web trên máy tìm kiếm


Mỗi máy tìm kiếm có cách thức phân tích vị trí từ khóa và tính toán hay xếp hạng một trang web khác nhau. Tuy nhiên, có vài mẹo tổng quát mà bạn có thể dùng để trang web của bạn đạt được vị trí thích đáng hơn trong danh sách xếp hạng của máy tìm kiếm.

Hãy nghĩ rằng bạn đã tạo một tiêu đề mồ tả trang web của bạn, và trang đó có một vài đoạn văn đầu tiên chứa từ khóa mà bạn nghĩ rằng người ta sẽ dùng để tìm thông tin này. Một vài bước phụ thêm có thể giúp chắc rằng người ta tìm thấy website của bạn:
- Tạo một mô tả cho trang web và thêm nó vào thẻ meta trong trang chủ của bạn.
- Tạo một danh sách các từ khóa cho website (cũng viết web site) của bạn và thêm nó như là thẻ meta trên trang chủ của bạn.
- Phân tích các thẻ meta mà bạn vừa thêm vào trang web của bạn.
- Đăng ký website của bạn với một máy tìm kiếm.

Thẻ meta cung cấp thông tin


Thẻ meta là một loại thẻ HTML đặc biệt mà nó cung cấp thông tin về trang web của bạn nhưng không hiển thị đối với khách viếng thăm trang. Các thẻ meta cung cấp thoong tin như là: ai là người tạo trang, mức độ cập nhật thường xuyên cỡ nào, trang web nói về cái gì, và từ khóa nào mô tả nội dung của trang.

Nhiều máy tìm kiếm dùng các thẻ meta để đánh chỉ số (lập mục lục) cho website (keywords meta tag) và rồi hiển thị mô tả đó trong kết quả tìm kiếm (description meta tag).

Lưu ý: Không phải tất cả máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta. Và cũng nhớ rằng một máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta chưa hẳn đã dùng chúng để tăng thứ hạng của một trang web. Máy tìm kiếm trang web thường liên kết đến các thông tin và cách thức nó sử dụng thông tin như thế nào trong các thẻ meta.

Tạo mô tả (description) cho trang web của bạn


Hãy nghĩ ra một mô tả tóm tắt nội dung website của bạn và nó sẽ mời mọc khán giả bạn nhắm vào xem trang của bạn. Mỗi máy tìm kiếm sẽ có một giới hạn khác nhau đối với số ký tự trong mô tả được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Giới hạn thường từ 150 đến 395 ký tự, vì vậy, theo đó bạn giới hạn mô tả của bạn.

Thêm thẻ meta mô tả vào trang chủ của bạn


Để thêm thẻ meta mô tả vào trang web của bạn, trong chế đọ Page view làm như sau:

(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)
1. Ở menu File chọn Properties và bấm vào Custom tab.
2. Dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ mô tả.
4. Trong hộp Value, gõ mô tả cho trang web của bạn.
5. Bấm OK hai lần

Tạo một danh sách từ khóa cho web site của bạn


Khi bạn chọn danh sách từ khóa, hãy luôn nhớ rằng khán giả bạn muốn thu hút và những từ mà họ sẽ thường gõ vào máy tìm kiếm để tìm thông tin (cái mà web site bạn có cung cấp).

Danh sách từ khóa của bạn nên bao gồm cả hình thức số ít lẫn số nhiều của danh từ, một vài từ đồng nghĩa và ngay cả từ viết tắt chính xác, thứ tự quan trọng của chúng. Máy tìm kiếm bỏ qua việc viết hoa / thường. Toàn bộ thẻ meta phải chứa ít hơn 1.024 ký tự.

Thêm thẻ meta từ khóa vào trang chủ của bạn


(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)

Ở chế độ Page view, bạn làm như sau:
1. Ở menu File, bấm Properties, và bấm Custom tab.
2. Bên dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ các từ khóa.
4. Trong hộp Value, gõ từ khóa chỉ mục cho site của bạn, dùng dấu phẩy để phân cách các từ.
5. Bấm OK hai lần.

Vài mẹo cho mô tả và thẻ meta từ khóa


Mẹo thẻ meta Description (mô tả)

- Chúng nên tóm tắt nộidung trang web của bạn.
- Hiển thị mô tả được giới hạn từ 150 đến 395 ký tự trong các máy tìm kiếm.

Mẹo thẻ meta Keywords (từ khóa)


- Bao gồm hình thức số ít và số nhiều của danh từ
- Bao gồm vài từ đồng nghĩa
- Bao gồm cả từ viết tắt
- Liệt kê các từ theo thứ tự quan trọng
- Những từ viết hoa bị bỏ qua
- Tất cả thẻ phải chứa ít hơn 1.024 ký tự

Phân tích thẻ meta của bạn

Trước khi đăng trang web của bạn lên máy tìm kiếm, có lẽ bạn cũng muốn xem kết quả cuối cùng để chắc rằng bạn đã dùng các thẻ meta hiệu quả. Hãy chắnc rằng bạn vết đúng chính tả, tiêu đề, nội dung và dữ liệu ở thẻ meta trên các trang phải làm việc cùng nhau để tạo cho website dễ được tìm thấy.

Đăng ký website của bạn với máy tìm kiếm


Sau khi bạn đã thêm mô tả và từ khóa vào website của bạn, và đã phân tích các thẻ meta để chắc rằng bạn đã dùng chúng một cách chính xác / thích hợp, bạn đã sẵn sàng ở bước cuối cùng: đăng ký site của bạn lên một hoặc nhiều máy tìm kiếm. Đăng ký site của bạn rất dễ, nhanh chóng và thứ gì đó bạn có thể dùng trên Internet.

Đọc Registering your FrontPage-based Web site with search engines để có thông tin về cách thức đăng ký site của bạn.

Bạn cũng có thể dùng Submit It! Site Optimization Search Engine Submissions có sẵn ở website Microsoft Small Business Center để đăng ký địa chỉ URL của bạn vào hàng trăm máy tìm kiếm và thư mục để thẩm định các mẹo máy tìm kiếm.

Để có thông tin về cách submit (gửi đăng ký) site của bạn, dùng thẻ meta, và vị trí tăng tốc cho website của bạn, hãy ghé website Search Engine Watch. Bạn cũng sẽ tìm thấy các mẹo submit đến máy tìm kiếm, danh sách máy tìm kiếm, và nhiều thứ khác tại site này.
Sưu tầm